Văn hóa - Xã hội

YÊU CHÁU - YÊU NƯỚC NGA

Có những người chưa bao giờ đặt chân đến xứ sở Bạch Dương mà vẫn yêu nước Nga, nhớ nước Nga da diết. Và họ thể hiện tình cảm của mình qua việc đặt tên con, tên cháu. Những cái tên gắn với nước Nga.

Bà Lê Thị Cần, năm nay gần 70 tuổi, ở quận Ba Đình - Hà Nội, là một trường hợp như thế. Bà Cần có hai cháu ngoại trước, sau đó, vào đầu năm 2009, bà có cháu nội đầu lòng - một bé gái xinh xắn. Và bà đã bàn với ba mẹ cháu cũng như ông nội cháu để đặt tên cháu nội theo cách “gắn bó với nước Nga”. Cháu mang họ Dương Xuân (ông nội cháu là Dương Xuân Chung, 71 tuổi). Trong nhà ông bà vốn đã có một cây đàn dương cầm Liên Xô nhãn hiệu “Tháng Mười Đỏ”. Và dường như không phải cân nhắc gì nhiều, gia đình bà Cần đặt tên cháu là Cầm Nga. Để cộng với họ là Dương, đầy đủ họ tên là Dương Cầm Nga! Cầm Nga là một cái tên rất đẹp, dễ thương. Tên lót là Cầm cũng khá gần với tên bà nội cháu! Nhưng đầy đủ cả họ tên thì đúng là xứ sở Bạch Dương một trăm phần trăm! Mà lại có ý nghĩa thực thụ, là cây đàn dương cầm của nước Nga rất đỗi thân thương hiện diện trong căn nhà ấm cúng của ông bà. Cây đàn mang tên Tháng Mười Đỏ cũng vô cùng có ý nghĩa sâu sắc đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, trong đó có ông Chung, bà Cần. Không chỉ vậy, bà Cần đã xúc động viết ra một bài thơ lấy đầu đề “Tên cháu nội” về câu chuyện này.

Trong nhà của chúng tôi

Vừa có một niềm vui

Đó là tin cháu nội

Cất tiếng ca chào đời.

 Ông bà và ba mẹ

Ngẫm nghĩ đặt tên con

Sao cho vừa hợp ý,

Lời hay tựa trăng tròn.

Bé Dương Cầm Nga, cháu nội bà Cần, bên cây đàn dương cầm Tháng Mười Đỏ của Nga. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Bé Dương Cầm Nga, cháu nội bà Cần, bên cây đàn dương cầm Tháng Mười Đỏ của Nga. Ảnh: Gia đình cung cấp.

 Nhà tôi có chiếc đàn

Nước Nga thời xôviết

Đàn tên Tháng Mười Đỏ

Tiếng vẫn còn ngân vang.

 Từ chiếc đàn Nga ấy,

Nảy sinh một ý hay,

Lấy tên đàn cho bé

Dương Cầm Nga đây rồi!

 Tên đàn – Tháng Mười Đỏ.

Tên cháu – Dương Cầm Nga.

Tên đàn và tên cháu

Nối tình yêu nước Nga!

 Cũng xuất phát từ tình yêu nước Nga và những giai điệu Nga nên bà Cần đã nhiều năm nay tham gia sinh hoạt nghệ thuật, tập luyện bài hát Nga cùng câu lạc bộ "Bạch Dương" tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga ở Hà Nội và tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị... Bài thơ “Tên cháu nội” đã được bạn bè của bà Cần trong “hội ca hát Nga” dịch ra tiếng Nga và phổ nhạc (dịch lời: Lê Đức Mẫn, nhạc: Phan Văn Bích).

bai-hat

Dòng sự kiện

Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn Vọng mãi tiếng chuông làng Kha-tưn
Về khu tưởng niệm chiến tranh ở Kha-tưn, Cộng hòa Bê-la-rút.
THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI THIÊNG LIÊNG CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI
Ngày Chiến thắng 9 tháng 5 rất đỗi thiêng liêng với mọi người dân Liên bang Nga.